Thổ Nhĩ Kỳ – ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước nằm trên cả 2 lục địa Châu Âu và Châu Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc, Hy Lạp phía tây, Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc, Iran phía đông, Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc, biển Aegae và biển Marmara phía tây, Địa Trung Hải phía nam. Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các trận chiến giữa các nền văn minh lớn.
Với vị trí “đông gặp tây”, Thổ Nhĩ Kỳ là 1 vùng đất có nền văn minh phát triển rực rỡ. Thành phố Ephèse là 1 một trong những trung tâm thương mại, chính trị và tôn giáo quan trọng thời cổ đại. Ephèse được xây dựng lần đầu tiên khoảng năm 550 trước công nguyên. Sau nhiều lần bị phá hủy và xây dựng lại, đây là công trình được phục chế lại từ thế kỷ 19. Đến với đất nước xinh đẹp này vào những ngày đầu xuân, bạn sẽ có cơ hội tham gia các tour du lịch độc đáo để chiêm ngưỡng các thắng cảnh cũng như tìm hiểu nền văn hóa đa dạng nơi đây.
Mua sắm, giá cả
Thổ Nhĩ Kỳ có đầy đủ 4 mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng thú vị thu hút du khách. Mùa đông có thể tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như trượt tuyết, trượt băng…Mùa hè có thể thư giãn tránh nóng trên bãi biển hay ngồi nhâm nhi thức uống mát lạnh cạnh hồ bơi.
Vào mùa xuân hay mùa thu, có những ngày thời tiết ấm áp, đôi khi có mưa. Nhớ đem theo áo khoác và dù nếu đi ra phố.
Đến bằng gì?
1. Máy bay:
Sân bay chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là sân bay quốc tế Ataturk ở Istanbul. Sân bay Esenboga của Ankara tương đối hạn chế các chuyến bay quốc tế, nhưng có những chuyến bay thẳng từ các khu nghỉ mát ở Địa Trung Hải như Antalya trong mùa cao điểm mùa hè và mùa đông.
Sân bay Kayseri cũng đón nhận một số chuyến bay quốc tế từ một vài quốc gia châu Âu, đây là một trong những sân bay gần với khu vực Cappadocia nhất.
Turkish Airlines có chuyến bay thẳng đến Thổ Nhĩ Kỳ, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất TP.HCM, quá cảnh tại Bangkok, Thái Lan sau đó bay thẳng sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Phòng chờ cao cấp sân bay Atatürk
2. Xe lửa:
Bạn có thể đi từ Châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng xe lửa, dù ngày nay đi xe lửa thì cổ điển và lãng mạn chứ không còn nhanh và tiện lợi nữa. Xe lửa TransBalkan khởi hành hằng ngày từ Budapest – Hungary đi qua Bucharest – Romania, hành trình dài hai đêm với 3 tiếng dừng ở Bucharest. Cũng có chuyến xe lửa hằng ngày đến Istanbul từ Sofia – Bulgaria.
3. Xe ô tô:
Từ Trung Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ không mấy khó khăn, nhưng có thể bạn sẽ cần thẻ bảo hiểm quốc tế – thẻ xanh để qua biên giới.
Đường số 80 vào Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Kapikule từ Bulgaria.
Đường số 87 vào Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới Derekoy từ Bulgaria.
Đường 90 vào Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới Ipsala từ Hy Lạp.
4. Xe buýt:
Từ Bucharest có chuyến xe buýt hằng ngày đến Istanbul khởi hành lúc 4h chiều. Cũng có nhiều chuyến xe buýt hằng ngày từ Constanta, Romania và từ Sofia, Bulgaria. Một cách khác là đón xe buýt ở Athens – Hy Lạp đi qua Thessaloniki. Bạn cũng có thể tìm thấy những công ty xe buýt nhỏ hơn, vận hành nhiều tuyến xe từ các nước khác ở khu vực Balkans.
5. Tàu:
Nhiều người đến Bodrum bằng tàu cánh ngầm hay phà từ đa số các hòn đảo gần Hy Lạp vào cảng.
Đi lại tại Thổ Nhĩ Kỳ
1. Máy bay:
Đa số các thành phố đều có những hãng hàng không vận hành máy bay nội địa, giá cả dễ chịu, ăn đứt đi bằng xe buýt, đặc biệt là những hành trình dài. Vé có thể mua tại các nhà chờ của sân bay nội địa Istanbul hay các văn phòng bán vé của Turkish Airlines, Onur Air, Fly Air, Pegasus Airlines… tại địa phương.
2. Xe buýt:
Thổ Nhĩ Kỳ có hệ thống xe buýt đường dài rất tốt, có nhiều loại xe buýt với hệ thống điều hòa, đặt chỗ trước, phục vụ khá chất lượng với nhiều tuyến xe chính. Cũng có một số công ty vận hành xe buýt với chỗ ngồi hạng 1 và dịch vụ thượng hạng. Xe buýt thường đông đúc, cấm hút thuốc, một số xe buýt còn cấm cả điện thoại di động.
Đi lại bằng xe buýt ở Thổ Nhĩ Kỳ rất tiện lợi. Đến Otogar (trạm xe buýt) ở bất cứ thành phố lớn nào, bạn sẽ tìm thấy xe buýt đi hầu hết các địa điểm khác nhau trong nửa tiếng hay 1 giờ.
Một sự lựa chọn khác là Fez Bus. Đây là một hệ thống xe lên xuống kết nối Istanbul đến tất cả các địa điểm nổi tiếng ở phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, một vài địa điểm không nằm trong tuyến đường du lịch. Văn phòng chính của Fez Bus tại Istanbul nằm ở Sultanahmet cạnh bên nhà nghỉ Orient Youth.
Văn phòng chính của Fez Bus
3. Xe lửa:
Đi xe lửa thường rẻ, nhưng chậm hơn xe buýt. Thổ Nhĩ Kỳ có chưa đến 11.000km đường sắt nên nhiều thành phố và địa điểm du lịch không nằm trong tuyến đường xe lửa. Vé xe buýt kèm theo cả vé đi xe lửa, không tính thêm phí khi lên xe buýt.
Những thành phố lớn và các địa điểm du lịch có thể đến bằng xe lửa từ Istanbul là Edirne, Eskisehir, Denizli, Konya, Adana, Kayseri, Gaziantep, Diyarbakir, Erzurum, Kars và Tatvan nằm trên bờ hồ Van.
Vé xe lửa có thể đặt mua qua mạng, tại các nhà ga, những bưu điện trung tâm, các công ty du lịch hay từ các máy bán vé tự động nhưng hiếm hoi hay nằm ở các nhà ga chính trong các thành phố lớn. Nên đặt vé trước nếu bạn đi vào mùa hè hay thứ sáu, chủ nhật, trước Lễ tôn giáo của đất nước này.
4. Xe ô tô:
Như tất cả các nước láng giềng (trừ Cyprus nằm ở bờ biển Nam của Thổ Nhĩ Kỳ), người Thổ Nhĩ Kỳ lái xe bên phải đường phố. Không được sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Bạn có thể thuê xe tại Thổ Nhĩ Kỳ từ các công ty cho thuê xe quốc tế hay nội địa. Nếu bạn đến bằng máy bay, bạn có thể tìm thấy các bàn cho thuê xe ở nhà ga đến của tất cả các sân bay lớn.
5. Tàu:
Phà Hizli là loại phà cao tốc kết nối Istanbul đến những phía khác của biển Marmara. Cũng có những chuyến phà kết nối giữa Istanbul và Izmir và giữa Istanbul và Trabzon ở phía Đông của vùng Biển Đen. Những hòn đảo có người ở tại Thổ Nhĩ Kỳ có ít nhất một chuyến du thuyền khởi hành hàng ngày đến các thành phố trong đất liền gần nhất trong mùa hè. Nhưng mùa đông vì khí hậu không tốt nên phà và du thuyền cũng ngừng hoạt động.
6. Xe đạp:
Những làn đường dành cho xe đạp đa số không có, trừ một vài tuyến đường ngắn – xây dựng với mục đích chính cho thể thao, không phải cho giao thông – dọc những đại lộ bờ biển hay công viên trong các thành phố lớn như Istanbul hay Izmir. Một nhân tố khác khiến việc đi xe đạp đường càng thêm khó khăn là địa hình ở Thổ Nhĩ Kỳ đa số là đồi cao.
7. Đi bộ:
Thổ Nhĩ Kỳ có hai tuyến đường bộ dài, một trong số đó là tuyến đường nổi tiếng Lycian, giữa Fethiye và Antalya, đườnhg kia là tuyến St.Paul, giữa Antalya và Yalvac lên đến phía Bắc ở Địa hạt Turkish Lakes. Vùng phía Đông Biển Đen bao phủ bởi các tuyến đường đi bộ dài giữa những thảo nguyên xanh ngát, một số công ty du lịch ở những thành phố chính tại Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp tour đi bộ kèm theo cả phương tiện giao thông trong khu vực này.
Những thành phố lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ
1. Ankara:
Là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố lớn thứ hai của đất nước này, sau Istanbul. Ankara nằm ở trung tâm của Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Trung Tâm Anatolia. Nơi đây có các thắng cảnh như Bảo tàng Anitkabir, Bảo tàng Dân tộc Học, Bảo tàng Hội họa và Điêu khắc….
Thành phố Ankara
2. Antalya:
Thành phố lớn nhất ở Bờ biển Địa Trung Hải Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là trung tâm của Turkish Riviera. Thành phố có khu phố cổ Kaleici xinh đẹp do Hoàng đế La Mã Hadrianus xây dựng.
Thành phố Antalya
3. Bursa:
Thành phố nằm trong phần Châu Á của vùng Marmara. Bursa là thủ đô đầu tiên của đế chế Ottoman, là thành phố lớn thứ 4 ở Thổ Nhĩ Kỳ sau Istanbul, Ankara và Imir. Nơi đây nổi tiếng với các bãi biển, hạt dẻ và công nghiệp sản xuất vải sợi.
4. Edirne:
Là thành phố ở Đông Thrace, phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố này có thể là điểm khởi đầu hay cuối cùng của bạn ở Thổ Nhĩ Kỳ tùy vào sự di chuyển của bạn, vì nó nằm trên đường giao nhau của 3 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria. Thành phố có nhà thờ Hồi giáo Selimiye, nhà thờ Hồi giáo Arasta, Nhà thờ Hồi giáo cổ Eski Cami và một số địa danh khác.
5. Istanbul:
Thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, là thủ đô trước đây của cả thời đế chế Ottoman và đế chế Byzantine, là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên hai Lục địa. Istanbul có lịch sử lâu đời với những địa danh như nhà thờ Hagia Sophia, nhà thờ Hồi giáo Sultanahmet, tháp Galata và nhiều cảnh quan nổi tiếng khác.
Thành phố Istanbul
6. Izmir:
Là thành phố lớn thứ 3 ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là cảng lớn thứ hai sau Istanbul, cũng là trung tâm giao thông rất lớn. Từng là thành phố cổ Smyrna, ngày nay Izmir là một thành phố hiện đại, phát triển nhanh và bận rộn, bao bọc một vịnh lớn và xung quanh là núi. Quảng trường Konak ở Izmir nổi tiếng với tháp đồng hồ xây dựng năm 1901 là biểu tượng của Izmir.
7. Konya:
là một thành phố ở Trung Tâm Anatolia tại Thổ Nhĩ Kỳ, là thành phố nổi tiếng với kiến trúc Seljuk từng là thủ đô của Sultanate of Rum, là quê nhà của nhà thơ – nhà tư tưởng Hồi giáo Rumi. Konya có nhiều kiến trúc Hồi giáo cũng như những địa danh nổi tiếng như Bảo tàng Mevlana, Bảo tàng Ince Minare…
Thành phố Konya
8. Sinop:
Thành phố nằm ở vùng Biển Đen, là thành phố cảng xinh đẹp với cảnh quan tuyệt vời. Bạn có thể bỏ ra cả ngày chỉ để lang thang xung quanh thành phố, các nhà hàng và bãi biển…. Sinop còn có pháo đài công chạy suốt thành phố.
9. Trabzong:
Nằm trong khu vực Đông Karadeniz ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây có bảo tàng Aya Sofya – một nhà thờ được tu bổ thành Thánh đường Hồi giáo, tu viện Sumela cách Trabzon 50km, xây dựng vào thế kỷ thứ 6….
Các địa điểm tham quan nổi tiếng
• Bergama: Nằm ở phía Tây Bắc Anatolia, cách Biển Aegean 16km. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng vì gần với tàn tích thành phố cổ Pergamon.
• Bozcaada: Một hòn đảo nhỏ rất quyến rũ, nằm đối diện với thành cổ Troy, trên biển Aegean, gần cửa Tây của Dardanelles. Tên cổ của thành phố này là Tenedos.
• Bodrum: là một ngôi làng nằm ở bờ biển Aegean – Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng với du khách khắp nơi trên thế giới. Bodrum là nơi có Lăng mộ Halikarnassus nổi tiếng – Một trong 7 Kỳ quan của Thế giới cổ đại.
• Cappadocia: nằm trong khu vực trung tâm Anatolia, nổi tiếng với khung cảnh độc đáo, các thành phố ngầm, các nhà thờ trong hang động và những ngôi nhà chạm khắc trên đá.
Cappadocia
• Datca: Là thị trấn ở Aegean Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trên bán đảo dài và hẹp, hình thành nên đường biên giới giữa Biển Aegean và Biển Địa Trung Hải.
• Gallipoli: Bán đảo nằm ở phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, gần Istanbul. Bán đảo Gallipoli là nơi diễn ra chiến trường của chiến tranh Thế giới Lần I và Đài tưởng niệm của vùng bờ Bắc Dardanelles.
• Hasankeyf: ngôi làng nhỏ nằm ở bờ sông Tigris ở phía Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây không có gì ngoài những tàn tích. Cho đến tận thập niên 70, nhiều gia đình vẫn sống trên các ngôi nhà ở mũi đá cổ dọc theo bờ sông, nhưng bây giờ ở đó chỉ còn một vài người ở.
• Marmaris: là thị trấn ở Thổ Nhĩ Kỳ, dọc theo bờ biển Aegean trong tỉnh Mugla. Nơi đây có khoảng 28.000 cư dân nhưng có thể lên đến 250.000 người trong mùa du lịch cao điểm. Marmaris có những bãi biển xinh đẹp, các nhà hàng, quán bar, các cửa hàng mua sắm trong thành phố. Cuộc sống về đêm của Marmaris cũng rất hấp dẫn với nhiều con đường diễn ra khiêu vũ, âm nhạc và các vũ trường sôi động.
Marmaris
• Olympos: là thị trấn ở tỉnh Antalya giáp Địa Trung Hải – Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây có tàn tích Lycian, bãi biển Địa Trung Hải vắng vẻ, các căn nhà nghỉ trên cây cùng những ánh lửa thần bí cháy từ sườn núi…Olympos là địa danh có sức hấp dẫn du khách đến tham quan nhất nhì Thổ Nhĩ Kỳ.
• Safranbolu: Nằm ở Trung tâm Anatolia. Nơi đây nổi tiếng với các ngôi nhà của Ottoman, được nằm trong danh sách Di Sản Thế giới.
• Selcuk: Thị trấn ở Aegean, là điểm khởi đầu tuyệt vời cho những chuyến tham quan trong khu vực này. Địa danh nổi tiếng nhất là Khu Khảo cổ Ephesus, cách trung tâm thành phố 4km.
Nhà hát cổ ở Ephesus
Mua sắm
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sản xuất hàng da lớn nhất thế giới, nên quần áo bằng da ở đây rất rẻ. Nhiều cửa hàng tại Laleli, Beyazit, Mahmutpasa của Istanbul chuyên bán hàng da.
Nhiều vùng ở Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chăn, thảm thủ công. Ở nhiều thành phố lớn và các địa điểm du lịch hay tại vùng Sultanahmet đều có các cửa hàng chuyên bán mặt hàng này.
Bursa là nơi bán nhiều loại vải may mặc khá đẹp. Đồ gốm thủ công như bình sứ, dĩa cổ làm bằng đất sét khá nổi tiếng. Ở một số thị trấn tại Cappadocian, có thể xem thợ thủ công làm ra sản phẩm hay tự trải nghiệm làm sản phẩm cho riêng mình.
Mật ong gỗ thông của Marmaris rất nổi tiếng, có vị đậm đà hơn các loại mật ong hoa thường thấy. Nếu có thể, đừng bỏ qua loại mật ong của thung lũng Macahel rất ngon và quý.
Bánh ngọt hạt dẻ làm từ si rô và cây hạt dẻ mọc tại chân núi Uludag, đây là sản phẩm nổi tiếng và ngon của Bursa.
Nguồn: sưu tầm